Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn những cách phân biệt giữa hàng xách tay, hàng dựng và hàng Móng Cái như thế nào nhé. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hàng như thế nào được gọi là hàng xách tay. Theo quy định hàng không mỗi người đi về nước chỉ đựơc mang 2 - 3 cái điện thoại, như là quà cho người thân, không phải để mua bán. Tuy nhiên 1 ngày lại có khá nhiều chuyến bay từ các nước về Việt Nam. Dân buôn qua lại, tiếp viên hàng không, đoàn du lịch,... Tất cả đều có thể mang hàng được. Như vậy hàng xách tay có thể được xem là khá phong phú. Tất cả các điện thoại mang từ nước ngoài về Việt Nam theo diện “làm quà tặng cho người thân” thì đều được gọi là hàng xách tay. Một ngày các loại hàng này đổ về Việt Nam nhiều kinh khủng từ tất cả các nước. Đối với hàng của nước nào thì đa số chỉ được bảo hành ở nước đó, ngoại trừ một số trường hợp và các hãng được bảo hành toàn cầu, nhưng hàng loại này rất ít. Đối với các thương gia, cửa hàng xách tay về Việt Nam cũng hoành tráng bảo hành cho khách hàng yên tâm chứ thực tế đấy là họ tự bảo hành. Chất lượng của hàng nước ngoài so với hàng ở Việt Nam thì tất nhiên hàng nước ngoài sẽ bảo đảm và bền hơn rất nhiều. Vì vậy mọi người nghe đến hàng xách tay đều thích đó chính là như vậy.
Hàng như thế nào được xem là hàng dựng và hàng Móng Cái Đối với các nước trên thế giới Hàn Quốc được xem là nước sản xuất Smartphone đứng đầu. Thị trường công nghệ của họ rất phát triển, có nhiều mẫu mã nên việc thay đổi Smartphone ở Hàn Quốc là điều vô cùng bình thường. Ở nơi đây ngoại trừ những loại hàng fullbox, hoặc những hàng chưa hỏng gì thì sẽ được bán lại cho các cửa hàng điện thoại. Còn đối với những chiếc Smartphone đã mất hết phụ kiện hay bị hư hỏng nhiều thì họ đều bỏ đi, chứ không sửa chữa.
Ở Hàn Quốc nếu vứt bỏ hàng điện tử thì họ phải trả tiền thế nên thay vì họ phải trả tiền để bỏ đi những loại hàng này thì họ sẽ bán lại cho các thương gia, cửa hàng thu mua. Tất cả các điện thoại hư hỏng đựơc thương gia gom với giá cực rẻ và được chuyển hết qua “thùng rác của thế giới” đó là Trung Quốc để tái chế lại. Những điện thoại nào hư vỏ thì sẽ được thay vỏ từ cái điện thoại khác, những cái nào hư camera, hư cảm ứng, hư loa, …. Thì cũng sẽ được thay thế cũng từ các điện thoại khác. Nói chung là vớt hết những cái còn xài được và ráp thành một chiếc điện thoại hoàn chỉnh và hoạt động bình thường.
Hàng Fulbox và hàng nguyên bản là gì Hàng fullbox: Là hàng đầy đủ phụ kiện ZIN vốn dĩ của nó từ lúc khui hộp. Khui ra có cái gì, xài xong lại bỏ vào y như vậy, đầy đủ, thì gọi là Fullbox. Đối với các loại điện thoại ở Hàn Quốc loại nào mà pin có thể tháo rời được thì phụ kiện kèm theo đều có một viên pin nữa và một dock sạc rời. Đối với những máy nguyên khối thì không có những phụ kiện này. Ngoài ra sẽ có một số dòng máy sẽ có thêm thẻ nfc, viết, cây chọt sim, hộp đựng pin, miếng dán... Hàng nguyên bản: Là nếu bạn mua 1 cái điện thoại còn trong hộp, chưa khui thì đó gọi là chiếc điện thoại nguyên bản, sau đó bạn khui ra dùng, sau thời gian sử dụng bạn lại cho hết phụ kiện vào hộp để bán lại, có rách có bể cũng cho hết vào đó, thì đó gọi là chiếc điện thoại nguyên bản, tức là nguyên vẹn cái bản ban đầu của nó, chưa qua sửa chữa can thiệp gì hết. Như vậy hàng guyên zin tức là chưa có chọt, mà đã chọt rồi thì nó chính là mất zin. Bọn Trung Quốc thì cái gì nó bắt chước cũng đựơc, khi đã gôm những linh kiện còn sài được ráp thành một chiếc Smartphone, sau đó được tuồn qua cửa khẩu ở ngoài Bắc (Móng Cái), nên ở thị trường mới xuất hiện thêm cái hàng Móng Cái, chứ ở Móng Cái làm gì đã sản xuất được con điện thoại nào. Cuối cùng mình xin khuyên anh em và các bạn một câu rằng đừng ham rẻ để rồi phải tiếc. Nếu ham rẻ thì tốt nhất là kiếm cửa hàng nào uy tín mà mua còn không thì ráng tí mua điện thoại mới cho an toàn. “Tiền ít thì đừng bao giờ đòi hít được hành thơm”. Nếu thấy hay và bổ ích các bạn hãy Comment và Share để mọi người cùng tham khảo nhé. |