Sau đây là những món đồ đã được sản xuất từ thời thế chiến I nhưng ý tưởng đó đến ngày nay vẫn được sử dụng và được cải tiến rất nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Băng vệ sinh
Năm 1914 Cellucotton được xem là vật liệu thấm hút tốt nhất. Khi quân đội Mỹ tham chiến vào năm 1917, chúng được dùng để băng bó vết thương. Tuy nhiên các y tá khi sử dụng Cellucotton, họ cũng nhận ra chúng có thể dùng cho một "mục đích" khác với nhu cầu sử dụng của phụ nữ. Sau khi chiến tranh kết thúc, công ty Kimberly - Clark đã chú ý đến cách mà y tá sử dụng Cellucotton để làm băng vệ sinh, để rồi sau đó tạo ra một sản phẩm để phục vụ cho chị em phụ nữ đó là Kotex và Kotex vẫn là thương hiệu nổi tiếng về băng vệ sinh cho đến ngày nay. Trà túi lọc
Đầu thế kỷ 20, trà vẫn được vận chuyển trong những chiếc hộp gỗ nặng nề. Năm 1908 một thương gia người Mỹ tên Thomas Sullivan đã nảy ra một ý là sẽ đựng trà trong những túi vải nhỏ để làm giảm trọng lượng và dễ dàng vận chuyển hơn. Cho đến ngày nay những túi trà ngày được cải tiến nhiều hơn và cũng được sử dụng đến bây giờ có tên gọi là trà túi lọc. Khóa kéo
Ý tưởng tạo ra một loại khóa có thể kéo đã xuất hiện từ những năm 1860, nhưng cho đến đầu thế kỷ 20 nó mới được may vào quần áo. Và đến ngày nay chúng được cải tiến và phục vụ trong rất nhiều lĩnh vực trong đó nổi tiếng nhất là thời trang. Đèn phơi nắng (Đèn cực tím)
Vào thời chiến, điều kiện kinh tế nước Đức cực kì khó khăn, thức ăn lại khan hiếm. Đối với những gia đình nghèo, rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng và còi xương do thiếu vitamin D. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ Kurt Huldschinsky đã quyết định dùng đèn chiếu tia cực tím đối với trẻ em và nó đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho những đứa trẻ thời bấy giờ. Xúc xích chay
Konrad Adenauer, thị trưởng thành phố Cologne đã nghĩ ra một loại bánh mì được làm từ bột, lúa mạch và bột bắp. Sau một vài lần thử nghiệm, ông nhận thấy rằng đậu nành có thể thay thế cho thịt trong một số món ăn. Vào tháng 6/1918, vua George V của Anh đã trao bằng sáng chế cho Adenauer vì đã tạo ra loại thực phẩm tuyệt vời. Thép không gỉ
Trong suốt Thế chiến I, quân đội Anh đã tìm đến nhà luyện kim Harry Brearley để tạo ra một kim loại có thể chịu đựng được sức nóng và nó được dùng trong động cơ máy bay vì trọng lượng nhẹ hơn thép thường rất nhiều. Khi chiến tranh kết thúc, thép không gỉ được ứng dụng trong đồ dùng nhà bếp, vật dụng y tế hay thậm chí là trang sức. Vào thời đấy con người rất thiêu thốn do chiến tranh nhưng trong cái khó ló cái khôn những người ở thế kỷ đấy đã phát minh ra những món đồ vô cùng có ích và phục vụ rất tốt cho đến ngày nay. Những phát minh này ngày được cải thiện để phù hợp hơn, cải tiến về mẫu mã và chất liệu cầu kỳ hơn. Nếu bạn thấy hay và bổ ích hãy comment và share để mọi người cùng tham khảo nhé. |