Tìm kiếm

Thương Hiệu

HƯỚNG DẪN

  •  LỊCH SỬ ĐIỆN THOẠI CỔ

    Mô tả quá trình hình thành và phát triển Điện Thoại Từ Những thập niên trước, thời điện thoại còn thô sơ, đập đá, nặng hơn nữa kg lô, to, còng kềnh vướng víu.....
  •  BẢN ĐỒ CỬA HÀNG

    Hướng dẫn đường đi đến cửa hàng Thế giới điện thoại cổ
  •  TÀI KHOẢN THANH TOÁN

    Qúy Khách Thanh Toán Vào 1 Trong Những Tài Khoản Ngân Hàng Sau
  •  HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

    Trong vòng 24h đến 36h đồng hồ sẽ ĐẾN TẬN NHÀ QUÍ KHÁCH
  •  CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH

    Tất cả sản phẩm mà chúng tôi bán ra đều được BẢO TRÌ VĨNH VIỄN

Quảng Cáo 2

Xưa Và Nay - Chuyên điện thoại cổ xưa độc lạ

TIN TỨC CÔNG NGHỆ » Chi tiết Những cách nhận biết gốm sứ nhà Tống và phân biệt gốm cổ

Những cách nhận biết gốm sứ nhà Tống và phân biệt gốm cổ


Gốm sứ nhà Tống đã từng rất phát triển trong lịch sử đến hiện nay vẫn không hết sốt, sứ nhà Tống đã từng một thời nổi tiếng khắp cả nước, trong đó được nhiều người biết đến nhất là gốm sứ “Nhữ, Quân, Quan, Ca, Định”. Sau đây chúng ta cùng đi sâu vào phân tích những đặc điểm và sự khác nhau của gốm sứ nhà Tống nhé.

Mô tả chi tiết:

 

Nhà Tống là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên.

Nhà Tống là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, và nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn.

Những điểm khác biệt của gốm sứ nhà Tống “Nhữ, Quân, Quan, Ca, Định”.

1.       Gốm sứ Nhữ diêu nhà Tống

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_1.jpg

 

Gốm Nhữ Diêu hay còn gọi là gốm “Ru”, là một trong năm loại gốm nổi tiếng nhất nhà Tống, thời Tống thuộc vùng Nhữ Châu, tên gọi sứ Nhữ cũng bắt nguồn từ đó.

Đồ sứ Nhữ diêu ngoài nung sứ xanh, còn được nung bằng sứ đen. Vết rạn là một trong những đặc trưng quan trọng của sứ Nhữ. Thời gian nung của đồ sứ Nhữ rất ngắn, đồ sứ Nhữ còn lưu lại được đến ngày nay chưa đầy 100 món đồ, cực kỳ quý hiếm.

2.       Đồ sứ Quân diêu nhà Tống

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_2.jpg

 

Đồ sứ Quân diêu có hai đặc trưng, men sứ màu sữa và nhiều biến thể. Màu men chủ đạo của đồ sứ Quân diêu là các loại màu xanh với độ đậm nhạt khác nhau. Trên bề mặt men sứ Quân diêu có một đặc trưng rất quan trọng là trong men sứ có các đường uốn khúc có độ dài ngắn khác nhau. Đặc trưng khác của đồ sứ Quân diêu nhà Tống là bên ngoài đáy của các đồ sứ này thường tráng một lớp men sần.

3.       Đồ sứ Quan diêu nhà Tống

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_3.jpg

 

Đồ sứ Quan diêu nhà Bắc Tống có màu men chủ đạo là màu xanh ngọc, xanh trắng, mặc dù bị coi là “kém hơn Nhữ” nhưng vẫn rất đẹp và quý. Trên bề mặt lớp men sứ hoa văn có màu nâu đỏ hoặc không có màu. Dưới đáy có thể thấy được vết tích khi nung. Các đồ sứ hầu hết đều là những đồ trưng bày hoặc đồ thư phòng, có rất nhiều loại mô phỏng hình dạng của đồ đồng và đồ ngọc nhà Thương, Chu, Tần, Hán.

4.       Đồ sứ Ca diêu nhà Tống

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_4.jpg

 

Đồ sứ Ca diêu bắt nguồn từ đâu không rõ. Đặc điểm nổi bật của đồ sứ là vết rạn khắp toàn thân, mảng hoa văn kích thước không đều nhau,mảng lớn có màu đen sắt, mảng nhỏ có màu vàng kim, vì thế nên có cách gọi”dây sắt sợi vàng”. Đồ sứ Ca diêu có hai loại bụng sứ và bụng cát.

5.       Đồ sứ Định diêu nhà Tống

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_5.jpg

 

Ngay từ đầu thời nhà Đường đã bắt đầu chế tác, đến thời kỳ Bắc Tống phát triển đến đỉnh cao, sau đến nhà Nguyên thì ngừng chế tác. Phần bụng của đồ gốm định diêu có màu trắng, đẹp một cách nhẹ nhàng thanh tao. Trang trí trên bề mặt men sứ Định diêu là nét đặc sắc nhất của đồ sứ nhà Tống.Đến giữa thời Bắc Tống, đồ sứ Định diêu bắt đầu sử dụng trang trí in hoa.

Những đặc điểm để phân biệt gốm Cổ mà ít người biết đến

Công nghệ chế tạo đồ gốm ngày càng tiến bộ nên việc chế tạo những loại gốm sứ giả cổ cũng ngày càng phát triển mạnh hơn. Đối với gốm sứ nói chung và gốm cổ nói riêng thì việc phân biệt thật và giả rất khó khăn.

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_6.jpg

 

Sau đây là những phương pháp phân biệt gốm cổ thật và gốm cổ giả cho mọi người cùng tham khảo.

·         Nói về gốm sứ cổ thì phải nhắc đến gốm màu, gốm màu đã xuất hiện từ rất lâu và những sản phẩm này là do cá nhân sản xuất nên sẽ không có tình trạng trùng lặp. Nếu bạn gặp phải sản phẩm gốm màu mà có cùng kích thước và các hoa văn trang trí thì chắc chắn đó là hàng giả.

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_7.jpg

 

·         Gốm cổ thường được nung bằng củi nên có độ tơi xốp, khá nhẹ, có những lỗ thoát khí nhỏ. Còn những loại gốm cổ giả thì dày đặc, khá cứng, không có lỗ thoát khí vì được nung bằng gas.

·         Nguyên liệu chế tạo gốm cổ là khoáng sản nên có màu sắc dịu nhẹ. Hàng giả thường dùng nguyên liệu màu thông thường, màu sắc sặc sỡ.

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_8.jpg

 

 

·          Gốm cổ được chôn dưới đất từ rất lâu nên khi ngửi, có mùi đất nhẹ và có rễ thực vật. Còn hàng giả thì cũng có mùi, nhưng là mùi khói của đất hầm nên mùi rất gắt, còn rễ thực vật thì sử dụng phương pháp ăn mòn hóa học nên thường bị lõm, chìm trong bề mặt sản phẩm nhìn là sẽ nhận biết được ngay.

·          Khi khai quật những loại gốm cổ thì trên sản phẩm có một lớp kiềm màu vàng hoặc trắng, rất cứng còn hàng gốm cổ giả thì được làm giả bằng keo nên rất dính.

 

Nhung-cach-nhan-biet-gom-su-nha-Tong-va-phan-biet-gom-co_9.jpg

 

·         Hoa văn trang trí trên gốm sứ cổ do sự ăn mòn của độ ẩm và chất phèn dưới lòng đất cũng bị tróc ở những mức độ khác nhau, có thể dùng tay chà nhẹ làm bong lớp sơn bên ngoài đối với gốm cổ. Ngược lại, gốm sứ giả được làm với kỹ thuật tinh vi, lớp sơn bên ngoài rất bền nên rất khó bong được.

·         Để phân biệt được gốm cổ thật và giả một cách đơn giản nhất đó là dùng axít bôi lên bề mặt gốm, đối với gốm giả sẽ không bốc khói, không sinh ra bọt và ngược lại, hàng thật có sinh khói và có bọt.

Như vậy mình đã liệt kê cho các bạn những nét đặc biệt, sự khác nhau của gốm sứ nhà Tống cùng với những cách phân biệt đồ gốm cổ thật và giả bằng những cách đơn giản nhất. Nếu bạn là người đang chơi gốm sứ hay là người chuẩn bị bước vào lối chơi đồ gốm cổ này thì nên trang bị cho mình càng nhiều kiến thức về đồ gốm càng tốt để tránh và giảm thiểu tối đa khi gặp phải những tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”. Điều quan trọng nhất là hãy thận trọng khi mua, giá cả hợp lý và lựa chọn, tìm hiểu thật kỹ món đồ mình cần mua đó là điều quan trọng nhất khi bước vào chơi đồ gốm sứ.

Nếu thấy hay và bổ ích các bạn hãy Comment và Share để mọi người cùng tham khảo nhé. Chúc các bạn thành công và lựa chọn cho mình được một món đồ ưng ý.

Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt giữa gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ

Xem thêm: Bộ sưu tập Gốm sứ cổ quý hiếm cuối đời Thanh

Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt giữa gốm và sứ cùng các loại gốm sứ ở Việt Nam

Tag: Gốm sứ,gốm sứ nhà tống,gốm sứ nhà minh,gốm sứ cổ,phân biệt gốm cổ,gốm sứ thời nhà minh,gốm sứ đời nhà minh,gốm sứ minh long,gốm sứ bát tràng,gốm sứ nhật bản,gốm sứ bình dương,Gốm Nhữ diêu, Đồ sứ Quân diêu, Đồ sứ Quan diêu, Đồ sứ Ca diêu, Đồ sứ Định diêu, gốm sứ chu đậu,gốm sứ amai,gốm sứ arita,gốm sứ anh quốc,gốm sứ authentique,gốm và sứ khác nhau,gốm sứ giang tây,gốm sứ giá rẻ,gốm sứ giả cổ,gốm sứ gia dụng,gốm sứ giả cổ bát tràng,gốm sứ là gì,gốm sứ đông gia,gốm sứ hà nội,gốm sứ hàn quốc,gốm sứ hoàng giang,gốm sứ hải phòng,gốm sứ hoàng gia,gốm sứ nhật giá rẻ,đồ gốm sứ giá rẻ,bình gốm sứ giá rẻ,vua gốm sứ sài gòn,gốm sứ việt ceramics,gốm sứ vạn ninh,gốm sứ vẽ vàng,gốm sứ xây dựng,gốm sứ xương,gốm sứ xưa,gốm sứ xương là gì,.

Mua bán, muaban , Raovat, Rao VặtĐăng tin Miễn Phí

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng

Sản phẩm khác